Sách hướng dẫn sử dụng “Bí kíp” phòng thân mọi chủ xe phải đọc ít nhất một lần
Dù có thể dài hàng ngàn trang, sách hướng dẫn sử dụng là “bảo bối” đi kèm mọi chiếc ô tô xuất xưởng, chứa đựng nhiều thông tin hữu ích để giúp các chủ xe không những chăm sóc xế cưng tốt hơn mà còn tự giúp bản thân tránh được rủi ro và thoát khỏi các tình huống nguy hiểm chết người.
Mục đích khóa học hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe giúp Khách hàng hiểu rõ, tự chăm sóc và sử dụng xe tốt nhất, sử dụng xe một cách an toàn, bền bỉ, và tránh được những hỏng hóc hoặc tai nạn không đáng có.
1. Túi khí và an toàn bị động
Túi khí có chức năng là thiết bị an toàn bổ trợ cho dây an toàn. Túi khí sẽ bung ra khi có tai nạn xảy ra để bảo vệ phần đầu và ngực của người lái/ hành khách giúp người lái sẽ cảm thấy an tâm hơn khi lái xe, nhất là khi đi trên đường cao tốc. Nếu không sử dụng dây an toàn, người ngồi trong xe vẫn sẽ gặp nguy hiểm ngay cả với xe có trang bị túi khí khi xe va chạm.
Hệ thống túi khí và bộ căng đai khẩn cấp chỉ hoạt động MỘT lần. Nếu túi khí và căng đai khẩn cấp hoạt động khi có va chạm không lớn, chúng sẽ không thể bảo vệ người trong xe khi gặp phải va chạm mạnh liền sau đó.
2. Những hư hỏng khi đi đường ngập nước
Khi xe hoạt động trên đường ngập nước, có thể dẫn đến các hư hỏng nghiêm trọng, ví dụ: Thước lái kêu, kêu càng cắt ly hợp, hỏng các thiết bị điện, Thủy kích: cong/gãy tay biên, vỡ lốc máy….Và nguyên nhân dẫn đến thủy kích là: Rửa khoang động cơ, chạy xe trên đường ngập nước, bị xe ngược chiều tạt.
Chú ý: Có thể có những trường hợp đã bị thủy kích nhẹ, mặc dù đã có tay biên bị cong, tuy nhiên rất khó phát hiện ra tình trạng bất thường của động cơ. Sau khi chạy xe qua khu vực đường ngập nước, nếu kiểm tra thấy lọc gió bị ẩm ướt thì có thể xe của bạn đã bị nước vào buồng đốt, nên mang xe đến trạm ủy quyền của Toyota để được kiểm tra.
Nếu bị chết máy đột ngột khi đi qua đường ngập nước thì phải tắt khóa điện, rút chìa khóa, tuyệt đối không được khởi động lại. Lập tức gọi cứu hộ đưa xe vào trạm dịch vụ ủy quyền để kiểm tra xử lý.
3. Cháy xe và cách phòng tránh
* Nguyên nhân cháy xe
- Rơm rạ, giẻ… tiếp xúc với hệ thống xả
- Rò rỉ nhiên liệu do đấu nối hệ thống nhiên liệu không đúng kỹ thuật
- Cháy bắt nguồn từ hệ thống điện
- Cháy do rò rỉ các loại dầu
- Cháy do để các chất dễ cháy nổ trong xe
* Để đề phòng cháy xe, cần lưu ý một số biện pháp sau:
- Tuyệt đối không đi hoặc đỗ trên đường mà lớp vật liệu dễ cháy (rơm rạ, cỏ khô, lá khô…) cao xấp xỉ hoặc cao hơn gầm xe. Nếu phải đi qua cần phải nhanh chóng dừng xe, kiểm tra xe có vướng rơm rạ không? Tháo gỡ hết rơm rạ vướng vào gầm xe trước khi đi tiếp.
- Không để các chất dễ cháy (giấy, giẻ…) trong khoang động cơ.
- Cẩn thận khi hút thuốc lá trong hoặc xung quanh xe
- Chỉ lắp các thiết bị điện chính hãng được thiết kế riêng cho từng dòng xe. Việc lắp đặt nên được thực hiện tại các đại lý Toyota.
- Luôn thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ tại các đại lý Toyota.
- Liên hệ với đại lý Toyota hoặc kéo xe ngay vào trạm sửa chữa khi phát hiện triệu chứng hư hỏng: chảy dầu, xăng…
4. Các vấn đề về phụ kiện
Lắp phụ kiện không chính hãng có thể gây hư hỏng cho xe, dẫn tới các hư hỏng nghiêm trọng. Các hư hỏng thường gặp khi lắp đặt phụ kiện không chính hãng:
- Hệ thống dây điện trên xe bị hư hỏng do việc tác động, đấu nối thêm dây điện, dẫn đến chạm, chập, có thể dẫn đến cháy xe
- Chi tiết điện trên xe (ECU – Electronic Control Unit, đồng hồ Taplo, cầu chì…) bị hư hỏng
- Quá tải hệ thống điện
- Nhiễu, sai tín hiệu điều khiển của các bộ điều khiển (ECU), hỏng ECU và các chi tiết liên quan
- Chạm chập với hệ thống điện nguyên bản trên xe (12V) làm hư hỏng chi tiết
- Ắc quy bị tiêu điện, nhanh hỏng
5. Tự bảo dưỡng và chăm sóc xe
- Các vấn đề khi bảo dưỡng lốp:
• Kiểm tra tình trạng lốp • Kiểm tra áp suất lốp ít nhất 1 lần/tháng
• Kiểm tra độ mòn lốp
- Bổ sung dầu động cơ: Khi mức dầu thấp hơn hoặc gần chạm tới vạch thấp trên que thăm dầu
- Bổ sung nước làm mát:
6. Các tình huống khẩn cấp
* Khi đèn cảnh báo sáng hoặc chuông cảnh báo kêu
7. Các công nghệ an toàn chủ động